Nét đẹp nhân văn của Đài Trung
Đài Trung là trung tâm tổ chức các sự kiện giải trí chủ đạo ở miền trung Đài Loan. Nhiều du khách đến thăm miền trung Đài Loan, đều lấy Đài Trung là điểm đến chính, rồi mới du ngoạn thăm thú dần ra xung quanh. Chính vị trí địa lý quan trọng này, khiến Đài Trung trở thành một thành phố đa nguyên có ưu thế cả về mua sắm, lịch sử và văn hóa.
Tham quan các công trình văn hóa từ cũ đến mới, len lỏi trong những bảo tàng, khuôn viên đầy ắp bầu không khí văn hóa nghệ thuật, cảm nhận dòng chảy lịch sử của Đài Trung, bước vào tour du lịch ngắn kết hợp nhân văn và nghệ thuật
- Biệt phủ Lâm gia Vụ Phong (Khuôn viên Gongbaodi)Dinh thự quan lại đầu tiên ở Đài Loan được xây dựng theo kiến trúc Mân Nam
Biệt phủ Lâm gia Vụ Phong (Wufeng Lin Family Garden) hiện có hai khu quần thể kiến trúc mở cửa cho công chúng tham quan, gồm Cung Bảo Đệ (Gongbaodi) và Sảnh Đại Hoa. Cung Bảo Đệ có quy mô rất lớn, là và là dinh thự quan lại đầu tiên ở Đài Loan được xây dựng theo kiến trúc Mân Nam (Phúc Kiến). Kiến trúc biến hóa đa dạng, thể hiện vẻ đẹp tinh tế của kiến trúc truyền thống.
Sảnh Đại Hoa là một trong số ít sân khấu tuồng theo phong cách Phúc Châu còn sót lại ở Đài Loan. Kiến trúc của nhà hát theo phong cách Phúc Kiến-Chiết Giang, là tinh hoa của nghệ thuật kiến trúc Phúc Châu
- Hoàng Khê Thư Viện (Huangxi Academy)Ghé thăm nơi tụ họp của các văn nhân học sĩ
Tòa nhà này ban đầu là Tây Ung Xã (còn gọi là Văn Xương Từ) do các thân sĩ Triệu Thuận Phương và Dương Chiêm Miết thành lập vào đời Gia Khánh thời nhà Thanh. Đây là nơi thờ phụng Văn Xương Đế Quân, bên trong có những kiến trúc như phòng thờ và chính điện. Năm thứ 14 đời Quang Tự nhà Thanh (1888) đã thành lập “Học viện Hoàng Khê” để thu nhận dạy dỗ cho học sinh trên địa bàn ba khu Đại Đỗ (Dadu), Long Tỉnh (Longjing) và Ô Nhật (Wuri) hiện nay. Kiến trúc của học viện bao gồm gạch chạm khắc, đá xanh, đá trắng Tuyền Châu và sỗ sa mu, rang trí tỉ mỉ đẹp mắt, sánh ngang với Đạo Đông Thư Viện ở Chương Hóa.
- Đền Trấn Lan Đại Giáp (Dajia Zhenlan Temple)Thánh địa tôn giáo nhất định phải ghé thăm một lần trong đời
Đền Trấn Lan ở khu Đại Giáp đã có hơn 200 năm lịch sử, là một trong những ngôi đền thời Bà Thiên Hậu (còn gọi là Thánh mẫu Ma Tổ, Mazu) nổi tiếng nhất ở Đài Loan, quanh năm nhang khói nghi ngút, tín đồ không ngớt đổ về. Cộng thêm lễ rước kiệu hành hương tổ chức vào tháng 3 âm lịch hàng năm, đã trở thành sự kiện tôn giáo lớn cấp quốc tế, thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước tham gia. Đây là điểm tham quan tiêu biểu nhất ở Đại Giáp.
Mazu phỉ thúy tử la lan (bằng ngọc phỉ thúy tím) của Đền Trấn Lan và Ma Tổ hoàng kim (bằng vàng) của Trung tâm văn hóa Mazu ở tầng hầm F1 là bảo vật trấn đền. Đến đây dâng hương xong, còn có thể tới Chợ đêm đường Tưởng Công (Jianggong Road Night Market) ở gần đó ngắm nghía, ăn món ngon và mua đặc sản bánh bơ xốp nổi tiếng
- Nhà thờ Liễu Nguyên (Liuyuan Presbyterian Church)Chứng kiến hàng trăm năm lịch sử phát triển giáo hội Cơ đốc giáo ở Đài Trung
Nhà thờ Liễu Nguyên được xây dựng vào năm 1915, nhà thờ cũ có mặt phẳng hình chữ nhật, được gọi là kiến trúc “Basilica", đón ánh sáng tự nhiên rất tốt, tầm nhìn thông thoáng, là hình thức cơ bản của các nhà thờ Cơ đốc giáo trước đây. Phong cách kiến trúc kết hợp các yếu tố phương Đông và phương Tây, nội thất có hình dạng của một vương cung thánh đường, kết cấu được xây dựng bằng gỗ sa mu Alishan Đài Loan. Ngôi nhà thờ này chứng đã chứng kiến lịch sử phát triển hàng trăm năm của Cơ đốc giáo tại Đài Trung
- Phòng khám nhãn khoa Miyahara (Miyahara Eye Hospital)Một bệnh viện mắt không có dịch vụ khám mắt
Phòng khám nhãn khoa Miyahara được thành lập vào năm 1927 bởi bác sĩ nhãn khoa người Nhật Bản, tiến sĩ Takekuma Miyahara. Đây cũng là phòng khám mắt lớn nhất ở Đài Trung trong thời kỳ Nhật Bản đô hộ.
Phòng khám nhãn khoa Miyahara ở bên cạnh kênh Lục Xuyên (Luchuan) gần Ga xe lửa Đài Trung, bức tường gạch đỏ và bài phương (bài lâu) cũ của phòng khám được bảo tồn hoàn toàn, cải tạo thành hàng hiên gạch đỏ mái gỗ. Bên trong là phong cách trang trí mô phỏng kiểu thư viện trần cao cổ điển, tạo nên một không gian kỳ diệu nơi giao hòa của thời xưa với ngày nay. Ở giữa không gian có một cái giếng cổ không dùng được nữa, được cải tạo thành một hộp quyên góp hiện đại hình tròn bằng kính, thể hiện sự khéo léo trong thiết kế
- Nhà máy đường Nguyệt My (Yuemei Tourism Sugar Factory)Ký ức tuổi thơ đầy hoài niệm
Nhà máy đường Nguyệt My được thành lập vào năm 1909, bước qua lối vào là chiếc đầu máy xe lửa cũ, vào bên trong liền có thể tận hưởng một diện mạo hoàn toàn mới. Tại đây du khách có thể ăn kem que, hồi tưởng lại hương vị ngọt ngào của tuổi thơ. Khu vực tham quan đối diện căng-tin công nhân viên, là một đặc sắc mới của Nhà máy đường Nguyệt My, có bể phun nước và cây cầu trắng, trên tường còn có tranh vẽ tuyến đường tàu qua núi trước đây, cảm giác như đang bước vào đường hầm thời gian
- Chợ Đệ Nhị Đài Trung (Taichung City Second Market)Đầy ắp vị quê của người Đài Trung
Chợ Đệ Nhị Đài Trung vốn là Chợ Tân Phú thời kỳ Nhật chiếm đóng, các con đường trong chợ tạo thành hình lục giác xuyên tâm, hàng hóa trong chợ rất phong phú, nhiều món ăn vặt nổi tiếng ở đây đều là những “món tủ” được người dân địa phương và cả khách thập phương yêu thích
- Tòa thị chính Đài Trung (Taichung Prefectural Hall)Bỏ lại đằng sau những năm tháng huy hoàng
Tòa thị chính Đài Trung chính thức được xây dựng trong thời kỳ Nhật Bản đô hộ. Sau khi hoàn công, nơi đây trở thành trụ sở chính quyền của Quận Đài Trung do Nhật Bản cai trị, sau này là trụ sở chính quyền thành phố Đài Trung.
Tòa thị chính nằm gần Ga xe lửa Đài Trung, giao thông hết sức thuận tiện, quanh đó có các khu thương mại, khu ẩm thực và phố cổ truyền thống, là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên lịch sử và văn hóa dồi dào. Tòa thị chính và các công trình kiến trúc xung quanh được liệt kê là các công trình lịch sử, nơi đây có thể nói là khu vực có mật độ di tích lịch sử dày đặc nhất, vì vậy cũng thu hút rất nhiều du khách từ nơi khác đến tham quan
- Đài phát thanh Đài Trung (Taichung Broadcasting Bureau)Nơi lan tỏa văn hóa qua ánh sáng hắt qua khung cửa sổ
Đài phát thanh Đài Trung được thành lập vào năm 1935, là đài phát thanh thứ ba tại Đài Loan, và cũng là “người bạn cũ” trong lòng nhiều người dân Đài Trung.
Tòa nhà Đài phát thanh Đài Trung có thiết kế nhiều kiểu cửa sổ khác nhau, để đáp ứng các chức năng sử dụng riêng. Mỗi thời khắc từ bình minh đến lúc hoàng hôn, nhìn qua khung cửa sổ đều sẽ thấy những diện mạo và cảm nhận khác nhau
- Bảo tàng văn hóa Đại Lý Dực (Daliyi Cultural Center)Chứng kiến lịch sử từ quá khứ đến hiện tại
Bảo tàng văn hóa Đại Lý Dực vốn là Hội quán Bảo Chính Đại Lý Dực trong thời kỳ Nhật cai trị, là một công trình kiến trúc lịch sử.
Sau Thế chiến II, nơi đây được sử dụng làm phòng hộ tịch và trung tâm hoạt động của thôn. Đến năm 1999, trong dự án tái thiết phố cổ Đại Lý Dực, không gian này mới được chuyển đổi thành Trung tâm văn hóa Đại Lý Dực.
Trong bảo tàng có trưng bày thường xuyên các dữ liệu lịch sử về "Phố cổ Đại Lý Dực xưa và nay", ngoài ra cứ cách một khoảng thời gian lại tổ chức sự kiện và triển lãm đặc biệt
- Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia Đài Loan (National Taiwan Museum of Fine Arts)Bên trong thanh thoát, bên ngoài nhẹ nhàng
Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia Đài Loan nằm trên đường Ngũ Quyền Tây (Wuquan W.), tiền thân là Bảo tàng Mỹ thuật Tỉnh Đài Loan, được khánh thành đưa vào sử dụng năm 1988. Bảng tàng có kiến trúc tạo hình vuông vức đơn giản dạng bậc thang đi xuống. Vật liệu xây dựng bề ngoài chủ yếu là đá phiến tự nhiên, khiến tòa nhà và bầu trời như hòa vào làm một. Trong bảo tàng thường xuyên tổ chức nhiều triển lãm nghệ thuật của các nghệ sĩ nổi tiếng trong và ngoài nước; ngoài ra còn có phố nghệ thuật, quảng trường nghệ thuật và bộ phận cung cấp văn vật để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách tham quan.
Quanh bảo tàng là thảm cỏ xanh mướt, trong không khí tấp nập của thành phố, không gian xanh này là nơi người ta có thể ngồi phệt xuống thả lỏng, tạm thời quên đi mọi lo lâu, đây chính là điểm thu hút đông đảo công chúng đến nơi này
- Đường Thảo Ngộ (Calligraphy Greenway)Hành lang xanh đô thị tràn ngập bầu không khí văn hóa nghệ thuật
Dải không gian xanh đô thị, cùng các điểm tham quan dọc theo hành lang xanh này gồm Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Quốc gia, Quảng trường Thị dân, Đường công viên xanh Cần Mỹ-Eslite, không gian Nghệ thuật, Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia Đài Loan, khu phố ẩm thực, v.v. Bầu không khí và không gian trong hành lang xanh này có khi nồng đượm có khi thoang thoảng, có lúc đông đúc cũng có khi thưa thớt, giống như nét chữ "hành thảo" tự nhiên và uyển chuyển trong thư pháp, nên được gọi là "Thảo Ngộ Đạo (đường Thảo Ngộ)".
Các cửa hàng gần đó đều mang phong cách riêng độc đáo, và đều tràn ngập không khí văn học nghệ thuật. Đây là nơi lý tưởng để thong dong thư giãn vào buổi chiều hoặc ngày nghỉ
- Rạp hát ngoài trời Viên Mãn (Fulfillment Amphitheatre)Bữa tiệc của thiên nhiên và nghệ thuật
Rạp hát ngoài trời Viên Mãn kết hợp nghệ thuật biểu diễn với hoạt động giải trí ngoài trời, trở thành địa điểm biểu diễn lý tưởng đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại.
Không gian mở này phá vỡ khuôn khổ bó hẹp của không gian khép kín, mở rộng phương thức và quy mô tham gia, cho phép thêm nhiều khán giả tiếp cận với nghệ thuật biểu diễn. Chào mừng bạn đến tận hưởng bữa tiệc nghệ thuật giữa thiên nhiên tươi đẹp
- Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại - Đại học Á Châu (Asia University Museum of Modern Art)Tác phẩm của kiến trúc sư người Nhật nổi tiếng thế giới Tadao Ando
Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại của Đại học Á Châu là tác phẩm của bậc thầy kiến trúc đương đại người Nhật, Tadao Ando. Cấu trúc tòa nhà hình tam giác cân này có tầm nhìn vô cùng thoáng đạt, ba góc kết cấu chính của tòa nhà đều là 60 độ để đạt được “góc chữ V”chuẩn xác, đây là điều không hề dễ dàng trong kiến trúc, toàn bộ tòa nhà có phong cách bê tông thô thủ công rất tinh tế và đẹp mắt. Kiến trúc tiên phong và táo bạo, nơi gặp gỡ giữa con người, nghệ thuật và thiên nhiên